Thứ Tư, 27 tháng 7, 2016

TÌM HIỂU VỀ CẨM TÚ CẦU – CÁCH TRỒNG CẨM TÚ CẦU



1    1. Thông tin về hoa cẩm tú cầu

Cẩm tú cầu còn được người ta gọi với tên khá hay là dương tú cầu hay cây hoa tử dương. Cẩm tú cầu có nguồn gốc từ Đông Á và châu Mỹ, trong khoa học nó có tên là Hydrangea macrophylla.

Cẩm tú cầu là cây thân mộc, hoa vô tính, nó là loài cây đặc biệt có thể sống trên đất chua, trung tính hoặc vôi và màu của hoa cẩm tú cầu cũng sẽ phụ thuộc vào độ pH của đất. Ở đất chua cây sẽ cho màu lam, đất trung tính hoa có màu trắng sữa, đất có pH >7 hoa có màu tím hoặc hồng.

Sự tích hoa cẩm tú cầu

Cẩm tú cầu trồng trong chậu hay ngoài vườn làm cây nội thất hay ngoại thất đều được. Chúng mọc thành lùm dày, những bông hoa to tròn san sát nhau nhìn rất đẹp mắt, nên bạn có thể chọn cẩm tú cầu trồng trong bồn ở ban công, ở hàng rào hay thậm chí chưng trong phòng khách đều được, sẽ giúp cho ngôi nhà của sang trọng và quyến rũ hơn.
Cẩm tú cầu rất thích hợp trồng làm hàng rào, nó sẽ giúp cho ngôi nhà của bạn thêm sang trọng

2  2. Hướng dẫn cách trồng hoa cẩm tú cầu

Nên gieo trồng cẩm tú cầu vào đầu Xuân thời tiết lúc này rất thích hợp để cây nảy mầm và phát triển thuận lợi. Có 2 cách để trồng cẩm tú cầu: bằng hạt và bằng nhánh.

Hướng dẫn trồng cẩm tú cầu bằng hạt:

- Hạt giống cẩm tú cầu rất dễ tìm mua ở những nơi bán cây cảnh, trong bao bì đã có hướng dẫn cụ thể bạn rất tiện lợi.

- Ngâm nước ấm trong vòng 10 -15 giờ trước khi gieo, nếu hạt quá nhỏ không cần ngâm mà gieo trực tiếp xuống đất.

- Đất để gieo hạt nên được trộn với tỷ lệ là 6:3:1( 6 đất akadama loại nhỏ : 3 đất mùn ẩm : 1 đất khoáng). Chọn nơi gieo hạt có thật nhiều ánh sáng, thoát ẩm tốt, tưới nước đều đặn để tránh đất khô, hạt khó nảy mầm

Hướng dẫn trồng cẩm tú cầu bằng nhánh:

- Chọn những cây hoa tươi già, có nhiều đốt lá ít nhất là 3 đốt, nhiều chồi búp ở nách lá và vỏ thân của chúng có màu gỗ.

-    - Cắt đoạn dài tầm 30 – 40cm cắt bỏ cặp búp và lá ở phía dưới, sau đó ngâm trong nước để khoảng 2 giờ đem cắm vào đất, giữ buộc cố định cho không bị lay gốc, để chỗ có nắng lốm đốm, giữ cho đất đủ ẩm bằng cách tưới nước đầy đủ, đắp thêm vỏ cây vụn.

-    - Có thể cắm cành cắt bỏ trong ly nước, chờ khi có rể thì đem trồng ra đất.



 




Cách chăm sóc cẩm tú cầu

-      - Tưới nước thường xuyên, tưới nhiều vào mùa khô để không làm giảm khả năng ra hoa hoặc không ra hoa của cây.

-       - Khi hoa nở, chúng ta nên cắt những nụ nhỏ để hoa phát triển toàn diện, những hoa sắp tàn thì nên cắt bỏ bớt.

-        - Nên tỉa cành trong màu Đông trể nhất là đầu Xuân (tỉa muộn thì năm đó không có hoa). Nếu cành cao thì cắt tỉa ở đốt lá thứ 6 đếm từ bông xuống gốc/ cắt tỉa bớt tùy chiều cao của cây – cắt tỉa quá nhiều sẽ giảm hoa vào mùa sau.

-       - Khi cây mới trồng, 6 tuần sau khi trồng mới bón phân. Cần bón phân định kỳ để giúp hoa cẩm tú cầu khỏe mạnh. Bón 1 hoặc 2 lần trong năm ở vùng khí hậu ấm bón phân vào tháng 5, tháng 6, nơi lạnh thì tháng 6, tháng 7. Lượng phân bón thay đổi theo kích thước của cây. Không rải phân sát gốc, phải tưới nước sau khi rải phân.

-      - Và nên để hoa được hưởng đầy đủ ánh sáng.


Phương pháp đổi màu cho hoa cẩm tú cầu

Muốn hoa có màu lam vào mùa hè thu ta bón dung dịch clorua sắt hay có thể chôn vài cây đinh gỉ vào gốc cây hoặc có thể chôn vào đất một ít clorua nhôm, clorua magie. Muốn hoa có màu hồng có thể bón vào đất một ít vôi bột.

Lưu ý:

Tất cả bộ phận của cây đều có chứa độc tố có thể gây ngộ độc khi ăn phải!

Lá và hoa cẩm tú cầu đều có chứa độc tố, nếu sơ ý ăn phải ta có thể lập tức bị ngứa ngáy, nôn ói, đổ mồ hôi và đau bụng dữ dội. nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới hôn mê, co giật, rối loạn tuần hoàn máu.




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét